“Đức Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt” (Mc 6, 34)
Mục tử và đàn chiên là những hình ảnh ẩn dụ được gợi lên cách đặc biệt trọng Kinh Thánh để nói về sứ vụ truyền giáo.
Mục tử và đàn chiên là hình ảnh đẹp và rất quen thuộc với chúng ta cũng như là đối với Chúa Giê-su và các người thời đó. Tuy nhiên hình ảnh này luôn mang nhiều ý nghĩa.
Hình ảnh đàn chiên mà không có chủ chiên là hình ảnh của thế giới trong mọi thời đại, đó cũng hình ảnh của thời đại chúng ta. Phải chăng hình ảnh này là để nói tới thế giới hỗn loạn và vô chính phủ?
Rõ ràng là các nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo luôn tồn tại để mưu cầu lãnh đạo dân chúng. Người dân luôn mong muốn tìm kiếm những con người tài năng, nhưng trong thực tế thì không phải là luôn có những người lãnh đạo kiệt xuất. Không ít các nguyên thủ, các nhà lãnh đạo hứa hẹn rất nhiều nhưng lại làm người dân thất vọng vì họ áp dụng chế độ đàn áp và tham nhũng.
Hình ảnh đàn chiên không có chủ chiên cũng là hình ảnh những con người không có định hướng, không có sự đoàn kết, không có ý tưởng chủ đạo, không có người thầy thực sự. Đó là hình ảnh của một nhân loại mất phương hướng, không biết tìm thấy ở đâu ý nghĩa đích thực cho sự hiện hữu của mình.
Trong Cựu ước, chúng ta thấy trường hợp của ông Maisen. Ông đã tập hợp những người bị phân tán lại với nhau để cùng họ tham gia vào cuộc phưu lưu vĩ đại và khó khăn, đó là cuộc Xuất Hành đưa đến sự tồn tại của dân tộc Do Thái trên một vùng đất mới, chính là Đất Hứa. Nhưng bất hạnh thay, các vị vua Israen được đặt lên sau đó lại là những mục tử xấu, chỉ biết khai thác và bóc lột các thần dân được trao phó cho họ.
Chính vì thế mà ngôn sứ Giêrêmia trong bài đọc thứ nhất đã loan báo rằng Thiên Chúa lo liệu thu thập những con chiên bị bỏ rơi hoặc bị phân tán trên thế giới, bằng cách ban cho chúng một người hướng dẫn, một chủ chăn mới.
Như là một Maisen mới, Chúa Giê-su qua đoạn Tin mừng hôm nay, tự giới thiệu mình là vị chủ chăn mới đến để điều khiển đàn chiên, thu thập đàn chiên tản mác và dẫn đưa họ tới đồng cỏ xanh tươi. Trước một đám đông đang sẵn sàng lắng nghe như Tin mừng thuật lại, Chúa Giê-su ngỏ lời với họ. Chúa đã nói gì với họ?
Thưa, dụ ngôn Chúa Chiên Lành mà thánh Gioan thuật lại trong Tin mừng của Ngài đã cho thấy những gì mà Chúa ngỏ lời với dân chúng: Ngài mời gọi nhưng ai đến với Ngài hãy lắng nghe Lời Ngài để nhận biết Ngài. Ngài hứa ban cho họ một sự sống mới, một sự sống dồi dào…
Một sự sống dồi dào, đó là một sự sống giải thoát mọi người khỏi sự ích kỷ, giải thoát khỏi sự xấu xa, thù hận, và được biến đổi bởi tình yêu thương quảng đại.
Nhưng để đạt được sự sống ấy, cẩn phải chấp nhận cho đi sự sống đó, như vị mục tử dám hiến mình vì đoàn chiên. Như Chúa Giê-su đã nói: Tôi hiến mình vì đàn chiên” và Ngài còn nói thêm rằng: “ Tôi không đến để được phục vụ nhưng là để phục vụ và trao ban chính mạng sống”.
“ Cho đi sự sống”, chúng ta nghĩ ngay rằng đó là hiến thân mình cho đến chết, nhưng trước hết đó là cho đi sự sống mỗi ngày trong sự phục vụ, trong sự chia sẻ và tượng trợ lẫn nhau.
Chúa Giê-su cũng đã tuyên bố rằng: không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người dám chết cho người mình yêu”. Điều này có nghĩa là người mục tử thật sự, là người yêu thương chiên, biết chiên và gọi tên từng con chiên; người mục tử đích thật cũng sẵn sàng chết vì chiên, để kéo họ khỏi nanh vuốt của những kẻ tìm cách làm hại và đẩy họ vào trong cảnh bất hạnh.
Các tông đồ dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần đã trở nên những chứng tá đích thật của Chúa Giê-su. Các Ngài đã hiến thân mình trong việc loan báo không ngơi nghỉ Tin mừng, cho đến nỗi hy sinh mạng sống mình để làm chứng tá cho Thiên Chúa.
Kinh nghiệm của các Tông đồ cũng luôn luôn hiện thực nơi cộng đoàn Giáo Hội. Hàng năm Tòa Thánh vẫn công bố danh sách các linh mục, nam nữ tu sỹ và các tĩn hữu bị giết hại khắp nơi trên thế giới vì họ đã can trường làm chứng cho Đức Tin. Họ đã trao ban mạng sống của mình để tình yêu và bình an hiển thắng.
Một câu hỏi được đặt ra cho mỗi chúng ta hôm nay là chúng ta hôm nay có thể đối đầu với sự bách hại hay không? Thưa, không nên lo âu về điều đó bởi vì thánh Phaolô bảo đảm với chúng ta rằng Thiên Chúa không thử thách ai vượt quá sức mình. Và Chúa Thánh Thần luôn hoạt động trong lòng chúng ta không phải là để an ủi chúng ta trong sự an toàn giả tạo nhưng để dẫn chúng ta đạt tới sự thiện mỗi ngày, trong khiêm nhường, kiên trì và nhẫn nại. Amen.