Tin mừng Chúa nhật XIII thường niên A
Mt 10, 37-42
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ rằng: “Kẻ nào yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy, và kẻ nào yêu mến con trai, con gái hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Kẻ nào cố tìm mạng sống mình thì sẽ mất, và kẻ nào đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm lại được nó.
“Kẻ nào đón tiếp các con là đón tiếp Thầy; và kẻ nào đón tiếp Thầy, là đón tiếp Ðấng đã sai Thầy. Kẻ nào đón tiếp một tiên tri với danh nghĩa là tiên tri, thì sẽ lãnh phần thưởng của tiên tri; và kẻ nào đón tiếp người công chính với danh nghĩa người công chính, thì sẽ lãnh phần thưởng của người công chính.
Kẻ nào cho một trong những người bé mọn này uống chỉ một bát nước lã mà thôi với danh nghĩa là môn đệ, thì quả thật, Thầy nói với các con, người ấy không mất phần thưởng đâu”.
Suy niệm
Trong Tin mừng Chúa nhật hôm nay, Chúa Giê-su nói với chúng ta những lời rất mạnh mẽ. Có ba điểm chính yếu mà chúng ta có thể thấy được, đó là: sự đón tiếp, sự gắn bó với Chúa Giê-su và vai trò của sứ giả Tin mừng.
Thần tượng Chúa Giê-su không có nghĩa là chúng ta không được yêu mến những người thân cận. Điều mà Ngài cần là chúng ta đặt Ngài ở vị trí ưu tiên. Khi Chúa Giê-su có vị trí ưu tiên trong đời sống, thì Ngài trở nên mẫu mực. Như thế, chúng ta có thể yêu thương tha nhân mỗi ngày một hơn theo mẫu gương của Chúa Giê-su. Khi các đôi bạn đính hôn quyết định nên một trong đời sống, điều đó không phải là họ bỏ gia đình, cha mẹ, bạn bè. Cũng như vậy trong mối tương quan với Chúa Giê-su: yêu mến Ngài hơn, đó là có khả năng yêu thương tha nhân các thực sự. Bằn chứng là chính Chúa dạy chúng ta yêu mến Ngài bằng tất cả tâm hồn và yêu thương tha nhân như chính mình vậy.
Khi Thánh Mát thêu viết đoạn Tin mừng này, Ngài muốn gửi tới các tín hữu đang phải đối diện với một sự chọn lựa khó khăn khi bắt đầu cuộc đời hoán cải. Chắc chắn họ hạnh phúc khi tháp nhập đời mình với Chúa, nhưng đồng thời họ lại bị hiểu lầm và bị bỏ rơi bởi những ngừoi trong gia đình họ. Sự bỏ rơi này dẫn tới sự bách hại. Nhưng mặc dù có những đe dọa, nhiều người đã chọn lựa trung thành với niềm tin và gắn bó với Đức Ki-tô.
Cộng đoàn tiên khởi bao gồm các môn đệ đang bơ vơ và khép kín. Họ được kêu gọi đón tiếp tha nhân; việc tiếp đón này là một giá trị chính yếu trong đạo do thái: chúng ta có thể thấy trong bài đọc thứ nhất, nói về ngôn sứ Êlisé đã được một người Sunam đón tiếp. Người đàn bà này đã hết lòng quảng đại vì bà nhận thấy ngôn sứ là người của Chúa. Nhưng bà lại đang mang trong mình một nỗi thống khổ mà không dám nói ra: đó là bà không có con trai và chồng bà thì đã cao niên. Với tất cả sự tế nhị, bà được ngôn sứ hứa là bà sẽ có một đứa con trai mà bà không thể ngờ tới.
Khi nghe bài Tin mừng hôm nay, chúng ta hiểu rằng đón tiếp người khác, là nghe những tâm sự của họ, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của họ. Điều quan trọng không phải là số lượng và sang trọng bên ngoài nhưng là chất lượng của việc tiếp đón. Là tín hữu, chúng ta biết rằng qua những người mà chúng tiếp đón, chính Thiên Chúa đang ở đó và chúng ta đón tiếp là đón tiếp chính Ngài, hay là từ chối Ngài. Đừng quên chính chất lượng của tình yêu và sự tiếp đón mà chúng ta được nhìn nhận như là những môn đệ của Chúa Giê-su.
Trong thư gửi tín hữu Roma, thánh Phao lô nói với chúng ta về ngày quan trọng nhất là ngày mà chúng ta được tiếp đón trong đại gia đình các ki-tô hữu. Đó chính là ngày chúng ta lãnh nhận bí tích Thánh tấy. Hiện nay chúng ta ít chú ý tới ý nghĩa của bí tích rửa tội, nhưng thời Giáo hội sơ khai các tân tòng là những người ngoại giáo. Đối với họ đời sống không có ý nghĩa gì. Nhưng Thiên Chúa lại đón nhận họ, nối kết với họ. Đối với họ bí tích thánh tẩy thực sự là một cuộc tái sinh; đó là một sự hủy bỏ tận căn đời sống cũ để bước vào đời sống mới. Vào ngày chúng ta lãnh nhận bí tích rửa tội, chúng ta đã được dìm mình trong đại dương mênh mông của tình yêu trong Ba Ngôi Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần. Từ đó, chúng ta đón tiếp Chúa Giê-su Ki-tô và đặt Ngài vào trung tâm đời sống của chúng ta.
Đón tiếp Chúa Giê-su và gắn bó với Ngài thúc đẩy chúng ta tiến đến một cam kết truyền giáo. Chúa Giê-su kêu gọi tất cả chúng ta bước đi theo Ngài. Ngài không phải là một người thầy giữa mọi người. Ngài chính là Con Thiên Chúa “ đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì đã hư mất”. Chúng ta được sai đi để làm chứng tá bằng đời sống và lời nói của Đấng đang ở cùng chúng ta. Chúng ta góp phần vào việc xây dựng thế giới mới mà Chúa Giê-su gọi là Nước Thiên Chúa; trong nước này, việc lắng nghe người khác, trợ giúp, liên đới, bảo vệ người khác, viếng thăm người đau ốm là những việc ưu tiên. Chính Chúa Giê-su nói với chúng ta: “ tất cả những gì mà anh em làm cho những kẻ bé nhỏ của ta đây là làm cho chính ta vậy” (Mt 25, 40)
Là những môn đệ của Chúa Giê-su, chúng ta được sai đi. Nhưng chúng ta không phải là suối nguồn, để nói và hành động theo ý riêng. Chúng ta không nên tự mãn với sự tiếp đón của riêng mình. Thực tế là chính Thiên Chúa đang hành động trong tim mỗi người và đặt họ trên hành trình truyền giáo. Vậy chúng ta cần khiêm nhường bởi vì không có Chúa chẳng có gì có thể. Vai trò của Giáo hội, vai trò của mỗi chúng ta, đó là đón tiếp tất cả mọi người để để giúp họ đến với Chúa. Chính nhờ sự tiếp đón nhiệt thành mà chúng ta được nhìn nhận như là môn đệ của Chúa Giê-su.
Ngày Chúa nhật, chúng ta tụ họp để cử hành bí tích Thánh Thể; chính Chúa đang đón tiếp chúng ta trong Nhà Ngài. Ngài mời chúng ta đến dự tiệc. Và cuối mối thánh lễ, mỗi người được sai đi làm chứng tình yêu nhưng không đó cho tất cả thế giới. Không thiếu những cơ hội chúng ta dùng để giúp cho người khác hạnh phúc. Đừng bỏ lỡ nó. Chính Chúa đang đánh động tâm hồn chúng ta bằng những cơ hội quý giá đó. Amen.
Giáo xứ Chính Tòa