Bắt đầu từ thứ Tư lễ Tro, các Chúa nhật thường niên bị dừng lại và sẽ được tiếp tục sau 1 tháng rưỡi nữa, tức là sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Lúc này chúng ta đang sống một thời gian đặc biệt, là chu kỳ Vượt qua bao gồm Mùa Chay và Mùa Phục Sinh.
Trong hai tuần đầu của Mùa Chay, chúng ta cùng suy niệm Tin mừng của Thánh Mát-thêu về những cám dỗ của Chúa Giê-su và biến cố biến hình. Sáu đó là ba Chúa nhật suy niệm về các bài Tin mừng của Thánh Gioan, theo truyền thống để chuẩn bị cho các anh chị em dự tòng đón nhận bí tích thánh tẩy: như biến cố Chúa Giê-su cho chị phụ nữ Samaria nước uống bên bờ giếng, mở mắt người mù từ khi mới sinh và phép lạ làm cho Lagiaro chết 4 ngày sống lại.
Trong những thế kỷ đầu Ki-tô giáo, các bài đọc Kinh thánh này đã giúp cho các người lớn muốn gia nhập vào Giáo Hội. Các bài đọc này cũng dành cho các ki-tô hữu muốn làm mới lại lời hứa trong bí tích Rửa tội vào đêm Vọng Phục sinh. Để đạt được lợi ích, thời gian Mùa chay có nhiều phương thế có thể giúp hâm nóng tinh thần sống đạo: như lắng nghe và suy niệm Lời Chúa, phục vụ các anh chị em, ăn chay, bác ái và cầu nguyện. Các phương thế này cho tới hôm nay vẫn luôn là nền tảng cho sự đổi mới của các tín hữu.
Câu chuyện cám dỗ trong xa mạc được thuật lại trong ba sách Tin mừng nhất lãm, nhưng trong mỗi trình thuật lại có các sắc thái khác nhau, tương ứng với từng sứ điệp thần học mà mỗi tác giả muốn chuyển tải. Trong câu chuyện của thánh Mát-thêu, Chúa Thánh Thần dẫn Chúa Giê-su vào trong sa mạc để Ngài đối diện với Thần dữ. Những cám dỗ trong sa mạc sẽ là những cám dỗ mà Chúa Giê-su sẽ gặp trong suốt cuộc đời: như bị đám đông cám dỗ lên làm vua, bị cám dỗ thi thố các phép lạ, bị Phêrô gây sức ép bỏ con đường thập giá, và bị kẻ thù cám dỗ bước xuống khỏi thập giá.
Kế hoạch của Satan biểu lộ chủ yếu ở cám dỗ thứ ba, gồm tóm tất cả các cám dỗ khác và Chúa Giê-su đã đẩy lui tận gốc rễ. Đó chính là cám dỗ về tiền bạc và quyền lực, như Tin mừng thuật lại, thì: “Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian… và bảo rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi.” Trong suốt đời sống công khai, Chúa Giê-su đã luôn từ chối quyền lực. Đừng quên rằng các tác giả Tin mừng viết vào lúc mà đất nước Palestine đang bị chiếm đóng bởi đế quốc Roma, bá chủ quyền lực thời đó, đến nối gán cho các hoàng đế một quyền lực thần linh. Vì thế mà các tác giả Tin mừng vén mở cho thấy quyền lực của những kẻ áp bức là thuộc về quỷ dữ (quỷ chống lại Thiên Chúa cũng chỉ vì kiều ngạo muốn bằng Thiên Chúa). Quyền lực thì tách biệt, làm cho kiêu căng và khắt khe, trong khi đó Chúa Giê-su lại làm chứng tá, làm mẫu gương cho hiệp thông và phục vụ.
Chúa Giê-su từ chối cai trị người khác khi ngài nói rõ: “Con người đến không phải để được phục vu, nhưng là phục vụ và hiến dâng mạng sống mình”. Cả cuộc đời Chúa là một sự phục vụ. Ngài đã làm người vì người khác; đã hóa bánh ra nhiều vì người khác; đã làm nhiều dấu lạ chữa lành bệnh tật vì người khác; đã giải thoát người phụ nữ ngoại tình, đã giúp cho anh bại liệt được hội nhập với gia đình và cộng đoàn; Ngài đã ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi, đã giúp cho Maria madalena và Zakeu tìm lại được ý nghĩa của đời sống.
Trong bài tường thuật về các cám dỗ, thánh Mát-thêu giới thiệu Chúa Giê-su như là một người con vâng phục Cha mình, trái với Adam và Eva, Adam mới đã chinh phục tất cả các cám dỗ để làm theo ý Chúa Cha. “Xin cho ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.
Satan cố gắng làm cho Chúa Giê-su đi ngược lại với ơn gọi của người con yếu dấu của Cha, khi nó dụ dỗ: “ nếu ông là con Thiên Chúa”. Cám dỗ tệ hại nhất của người người tín hữu, đó là chối bỏ danh xưng làm con của Chúa, không còn đặt tin tưởng nơi Ngài và muốn vượt qua Ngài. Tội lỗi, đó chính là từ bỏ nhà cha như đứa con hoang đàng, để tìm kiếm hạnh phúc nơi khác, xa cách Chúa, như Adam và Eva nghi ngờ về tình yêu của Chúa đối với họ và chối bỏ Ngài. Chính vì vậy khi hai ông bà thấy mình trần truồng, có nghĩa là thấy thân phận mòng dòn, dễ bị tổn thương, để cho mình thuộc về sự chết.
Ngày hôm nay hơn bao giờ hết, kẻ thù của Thiên Chúa tấn công người tín hữu về chất lượng của đức tin, bằng cách thuyết phục họ rằng thật là mãn nguyện với những của ăn trần thế: như thể thao, học tập, nghề nghiệp, tiền bạc, quyền lực, mà quên mất cái giá trị mình đang có là Đức Tin, và để Đức Tin là điểm tựa soi dẫn đời sống của mình. Đối diện với những chọn lựa thỏa mãn với những thực tại trần thế đời này, Chúa Ki-tô đã nêu gương mẫu cho mỗi chúng ta hôm nay: đó là Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.
Trong đời sống mỗi ngày, với bao cám dỗ và bao điều phải chọn lựa. Xin cho mỗi chúng ta biết chọn ý Chúa theo gương Đức Giêsu. Amen.