Các bài đọc Kinh Thánh chúa nhật hôm nay nói về những ai được Thiên Chúa kêu gọi. Trước hết là chứng tá của ngôn sứ Ézékiel; ngài được sai đến với một dân đang nổi loạn chống lại Thiên Chúa. Ngài biết dân này sẽ không lắng nghe sứ điệp của của Thiên Chúa vì sự cứng lòng của họ. Nhưng không có gì ngăn cản được sứ điệp của Chúa dù họ có nghe hay không, thì Lời Chúa vẫn được loan báo. Chị Bernadette được Đức Mẹ hiện ra tại Lỗ Đức đã nói: tôi không có bổn phận làm cho mọi người tin nhưng có bổn phận nói cho mọi người biết”. Điều đó cho thấy Thiên Chúa kêu gọi nhưng người bé mọn để mang đến cho chúng ta những sứ điệp quan trọng nhất. Ngài ban ơn để chúng ta hoán cải và tìm lại tình bằng hữu với Chúa.
Trong thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô cho thấy chứng tá của thánh Phaolô. Ngài cho thấy ơn gọi tông đồ của Ngài: ngài đã nhận được những mạc khải đặc biệt, nhưng cũng đã phải chịu những thử thách và sỉ nhục. Ngài cũng phải đón nhận những vấn đề về sức khỏe và đã nài xin Chúa giải thoát cho Ngài. Nhưng Thiên Chúa đã trả lời Ngài: “ Ơn ta đủ cho con”. Thánh Phaolô khám phá được rằng Thiên Chúa hành động trong sự yếu đuối của Ngài. Vị tông đồ đã không cô đơn trọng sứ vụ. Chính Thiên Chúa làm công việc đó trong tâm hồn những người mà Ngài trao phó cho vị tông đồ.
Trong bài Tin mừng, chúng ta gặp Chúa Giê-su về thăm quê hương Nagiarét. Việc rao giảng của Chúa đã gặt hái được những thành công. Khắp nơi trong miền Galilêa, mọi người đều vui mừng về những lời rao giảng và các phép lạ Chúa làm. Nhưng những người Nagiarét lại chỉ thấy nơi Chúa hình ảnh của bác thợ mộc năm xưa. Họ coi thường Chúa vì nguồn gốc tầm thường của Chúa, xuất thân chỉ là một bác thợ mộc, bà con với những người dân làng bình thường. Và họ không tin Ngài.
Vậy là Chúa Giê-su không được đón nhận như là một Đấng Messia: “ Ngài đã đến nhà mình nhưng những người nhà lại không đón tiếp…”. Chúng ta cũng không có quyền xét đoán những người bà con quê hương Chúa vì chính chúng ta cũng thường nổi điên lên khi ai đó đến nói với chúng ta những gì thuộc về Thiên Chúa. Nhưng không có ai có thể ngăn cản việc loan báo Tin mừng. Trước sự từ chối này, Chúa Giê-su đã đến với các làng mạc xung quanh. Các thừa sai truyền giảng Tin mừng không nàn lòng dù người ta có từ chối đón tiếp họ; như Chúa Giê-su, họ phải ra đi loan báo Tin mừng bởi vì tất cả mọi người đều phải lắng nghe Chúa.
Vấn đề đối với những người nghe Chúa Giê-su, đó là họ đã bị đóng khung trong các định kiến và truyền thống. Thực sự là như thế đối với mỗi chúng ta; chúng ta thường cho là biết nhiều điều về Chúa. Nhưng điều mà chúng ta có thể nói về Chúa lại luôn luôn vô nghĩa so với những gì là hiện thực. Chúng ta chưa bao giờ ngừng khi đặt ra cho mình câu hỏi: đối với tôi Chúa Giê-su là ai? Câu hỏi này chúng ta chỉ tìm thấy trong trọn vẹn cuốn Tin mừng của thánh Mác-cô. Và câu trả lời đối với chúng ta sẽ là câu nói của viên bách quan dưới chân cây thập giá: “ Người này chính là Con Thiên Chúa”.
Như ngôn sứ Ezekiel và như thánh Phaolô, chúng ta ý thức về sự mỏng dòn và yếu đuối của mình. Nhưng Thiên Chúa tin tưởng nơi chúng ta để trở thành những thừa tác viên của Ngài. Bí tích rửa tội làm cho chúng ta trở thành một dân ngôn sứ, đóng ấn bởi Chúa Thánh Thần, được kêu gọi và sai đi. Thiên Chúa biết rõ những hoàn cảnh của sứ mạng. Ngài biết rõ hơn chúng ta về những gánh nặng làm chúng ta nản chí. Đối với những người được kêu gọi, Ngài đã hứa ở với họ và nâng đỡ họ.
Chắc chắn như tất cả các ngôn sứ khi xưa, chúng ta có thể thấy những khó khăn. Chúng ta sẽ bị chống đối bởi những người vô tín, kém tin và dửng dưng. Trong thế giới hôm nay, có rất đông tín hữu đã bị bách hại và bị kết án tử. Và ở trong lòng Giáo hội, có nhiều gương xấu làm chúng ta đau lòng. Giáo Hội của Đức Giê-su vẫn còn là một đoàn dân của những tội nhân. Và sẽ là cơ hội cho chính chúng ta có những lời chỉ trích và phê phán. Nhưng một đứa trẻ không thể cắt đứt mối dây sống động mà mẹ nó đang liên kết với nó.
Vậy việc gắn bó với Chúa Giê-su phải mạnh mẽ hơn sự cám dỗ xa lìa Chúa. Thiên Chúa không chọn những người tuyệt vời để sai đi nhưng thường là những con người hèn yếu và tội lỗi. Chúng ta đừng quên các chứng nhân vĩ đại của đức tin, họ là những tội nhân được tha thứ. Như tông đồ Phêrô đã chối Chúa vì sợ hãi. Nhưng khi đón nhận sự tha thứ của Chúa Giê-su, Ngài đã nhận được từ nơi Ngài sứ vụ của người chủ chăn đoàn dân Chúa.
Cử hành thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì Ngài luôn tin yêu mỗi chúng ta và nối kết chúng ta với sứ mạng của Chúa. Là các môn đệ mang sứ mạng truyền giáo, chúng ta hãy tín thác nới Chúa và trao phó cho Ngài những bất toàn mòn dòn của mỗi chúng ta. Ước gì lời Chúa: “ơn ta đủ cho con” được thành toàn nơi mỗi chúng ta hôm nay. Amen.