Phúc thay cho ai kiến tạo hòa bình

Bài giảng trên núi mở ra với các Mối Phúc Thật. Thật là tuyệt vời khi chương trình đời sống này được gửi tới các con cái Nước Trời, không khởi đi từ những đòi buộc như: bạn phải làm điều này, phải làm điều kia…” nhưng là bởi sự lặp đi lặp lại: phúc thay cho bạn”. Chúa Giê-su mở ra một lời mời gọi cho hạnh phúc, cho niềm vui. Ơn gọi của các tín hữu, chính là tìm kiếm hạnh phúc.

Từ  ngữ “ Phúc thay”,  được nói tới 55 lần trong Tân Ước. Đạo của Chúa Giê-su không phải là đạo buồn sầu, hướng về những gì là tiêu cực, nhưng là một con đường giúp cho mọi người được hạnh phúc.

Các mối phúc không phải là một loại thuốc an thần thiêng liêng,  giúp chấp nhận các khó khăn của đời sống để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Các mối phúc đây là một lời mời gọi và là một sứ mạng được trao phó cho chúng ta là những người đón nhận Tin mừng.

Ngay sau các mối phúc, Chúa Giê-su giải thích điều mà ta phải làm mỗi ngày để được hạnh phúc: như “ người ta nói với anh: đừng giết người. Còn ta, ta nói với anh là đừng nguyền rủa, cũng đừng làm cho anh chị em mình phiền lòng. Người ta nói với anh là đừng ngoại tình, còn ta, ta nói với anh là hãy giữ đôi mắt và tầm hồn trong sạch. Người ta nói với anh: mắt đền mắt, răng đền răng. Còn ta, ta nói với anh là đừng để mình nuôi lòng hận thù; nhưng hãy là người kiến tạo bình an. Người ta nói với anh: hãy yêu thương người thận cận và ghét kẻ thù. Còn ta, ta nói với anh là hãy yêu thương kẻ thù và làm những điều tốt cho những kẻ ghét anh em. Người ta nói với anh: của lễ dâng trên bàn thờ phải là ưu tiên. Con ta, ta nói với anh: khi anh dâng của lễ trên bàn thờ mà chợt nhớ có người anh em đang lỗi phạm đến anh, thì hãy để của lễ trước bàn thờ và đi làm hòa với người anh em đó trước đã rồi mới về dâng của lễ”.

Chúa Giê-su nói về hạnh phúc khi  tình yêu được trao ban cho người khác. Đó chính là điều làm nên các mối phúc cũng như là sự phán xét trong ngày chung thẩm: khi ta đói các người đã cho ta ăn; khi ta khát các người đã cho ta uống, khi ta mình trần các người đã cho mặc và khi ta đâu yếu, các người đã đến viếng thăm ta…

Chúa Giê-su chính là chìa khóa để hiểu các mối phúc. Ngài là Đấng không nỡ bẻ cây lau bị dập, không nỡ dập tắt tim đèn còn khói. Ngài nếu gương cho chúng ta: hãy học cùng ta vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng.

Kính thưa…Tin mừng về các mối phúc thật giới thiệu cho chúng ta về Chúa Giê-su là Đấng đã xoay mình về những người đau ốm, tàn tật, liệt lào, và đau khổ. “ Ngài thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ bơ vơ, vất vưởng, như đàn chiên không người chăn dắt”. Chúa Giê-su tự đồng hóa với những người đau khổ, khi Ngài nói: điều mà anh em làm cho một trong những người bé mọn đây…là làm cho chính Ta vậy”.

Trong bài giảng trên núi, Chúa Giê-su biểu lộ như là một Mai sen mới đến để quy tụ dân Thiên Chúa. Ngài ban bố lề luật Nước trời và mời gọi người nghe thay đổi đời sống, hoán cải, và có cái nhìn mới đối với mọi sự.

Vậy ngay từ lúc này, mỗi chúng ta cần  mang lấy một lối sống mới, và điều đó là nền tảng của niềm vui của các mới phúc thật. Vấn đề là biết chọn lựa những giá trị có thể làm biến đổi chúng ta, và mang đến nhiệt huyết cho mọi người xung quanh. Các mối phúc muốn biến con tim bằng đá của chúng ta thành con tìm bằng thịt.

Trong một xã hội đẫy rẫy những bạo lực, hận thù, bất khoan dung hôm nay (giết người cướp của ở Thường tín…chặt đầu khủng bố ở Nice…), Thiên Chúa hôm nay đề nghị chúng ta một sự chọn lựa khác biệt: không phải là ước mong mình sẽ là số một, là giàu nhất, mạnh nhất…nhưng là ước mong trở nên những con người của hòa bình, sẻ chia và tương trợ lẫn nhau. Cần phải thay đổi cái tâm tính ích kỷ của mỗi chúng ta: lúc nào cũng tôi tôi tôi, thành một tâm tính huynh đệ, đượm tình hiệp thông.

Xung quanh chúng ta đã có biết bao nhiều vị thánh của hòa bình, như Mẹ thánh Têrêsa thành Calcutta, thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II, hay các con người kiến tạo hòa bình như các bậc vĩ nhân của các thời đại, như Gandhi, Martin Luther King, Nelson Mandela…Nhưng chứng nhân như thế cũng đang tiếp tục xuất hiện trong mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn mà chúng ta đang sống. Họ làm cho chúng ta hiểu rằng một người mà thôi cũng có thể làm nên một sự khác biệt quan trọng trong đời sống của mọi người.

Chuyện kể rằng tại một ngôi làng kia, đang chịu cảnh nghèo đói bởi đất đai thì khô hạn và cằn cỗi, bà con giáo dân đến xưng tội với cha xứ. Để ra việc đền tội, vị linh mục trẻ đã trao cho mỗi người một hạt cây và họ phải trồng nó để được tha thứ. Có thể nói là những tín hữu này đã phạm nhiều tội lắm bởi vì sau ba mươi năm, số cây mà họ trồng đã tăng trưởng và làm cho cả làng trở nên mát mẻ, làm cho cảnh hạn hán không còn và làm cho đời sống của làng này trở nên xanh tươi. Vâng, kính thưa…với sự sáng suốt đó mà vị linh mục trẻ đã thay đổi đời sống của mọi người trong cả làng quê đó.

Quả vậy, Chúa Giê-su hôm nay mời gọi chúng ta hãy thực hiện đồng thời bằng việc hoán cải và thay đổi thế giới: Phúc cho những ai kiến tạo hòa bình, họ sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Amen.