Tin mừng Chúa Nhật XIX thường niên A
Mt 14, 22-33
Khi dân chúng đã ăn no, lập tức Chúa Giêsu giục môn đệ trở xuống thuyền mà qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi cầu nguyện một mình. Đến chiều, Người vẫn ở đó một mình. Còn thuyền thì đã ra giữa biển, bị sóng đánh chập chờn vì ngược gió.
Canh tư đêm tối, Người đi trên mặt biển mà đến với các ông. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hồn mà nói rằng: “Ma kìa!”, và các ông sợ hãi kêu la lớn tiếng. Lập tức, Chúa Giêsu nói với các ông rằng: “Hãy yên tâm. Thầy đây, đừng sợ!” Phêrô thưa lại rằng: “Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy”. Chúa phán: “Hãy đến!” Phêrô xuống khỏi thuyền, bước đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa Giêsu. Khi thấy gió mạnh, ông sợ hãi và sắp chìm xuống nên la lên rằng: “Lạy Thầy, xin cứu con!” Lập tức, Chúa Giêsu giơ tay nắm lấy ông mà nói: “Người hèn tin, tại sao mà nghi ngờ?” Khi cả hai đã lên thuyền thì gió liền yên lặng. Những người ở trong thuyền đến lạy Người mà rằng: “Thật, Thầy là Con Thiên Chúa”.
Suy niệm
Tất cả các nhà chú giải kinh thánh từ những thế kỷ đầu tiên đều thấy nơi con thuyền bị sóng và gió làm chao đảo, là biểu tượng cho Giáo Hội đang ở giữa cơn giông tố. Khi thánh Mat-thêu viết Tin mừng, các cộng đoàn Ki-tô hữu thực sự đang giống như chiếc thuyền đang chơi vơi trên biển do sự bách hại của đế quốc Roma. Các nhà cầm quyền Rôma trấp áp họ và các vị lãnh đạo tôn giáo do thái truy lùng họ nơi các hội đường. Cũng như xẩy ra những sự bất đồng giữa các cộng đoàn ki-tô giáo, giữa những tín hữu gốc do thái và gốc hy lạp.
Câu chuyện bão tố là một câu chuyện tràn đầy hình ảnh và biểu tượng, áp dụng cho những thời gian khó khăn thời thánh sử Mát-thêu cũng như những hoàn cảnh hiện tại của Giáo hội hôm nay. Ngày hôm nay, một lần nữa bão tố lại đến với chúng ta. Thế giới mà chúng ta đang sống bị bao trùm bởi chiến tranh, tranh chấp giữa các đảng phái chính trị, khủng bố, dịch bệnh, nạn đói, động đất, cháy rừng, lụt lội…các cănh bệnh đủ loại, kinh tế lạm phát, thất nghiệp, ma túy, mãi dâm, bạo lực, lạm dụng tình dục gia tắng. Giáo hội đang ở trọng một thời kỳ chậm tiến và có vẻ như đối diện với những vấn đề khó vượt qua: ví dụ như ngày càng ít người đi thờ đi lễ, ít người sống đạo, nhiều nhà thờ phải đóng cửa và con số linh mục ngày càng giảm sút.
Những khó khăn thử thách trên là nhưng cơn giông tố mà Giáo Hội đang gặp phải. Và có vẻ như Chúa nhắm mắt bưng tai trước những gì đang xẩy trên thế giới này. Tuy nhiên thì chính Chúa Giê-su đã nói với các môn đệ khi xưa rằng: Can đảm lên, Thầy đây, đừng sợ! Thầy ở đây cùng các con.”
Phêrô như là người đại diện cho tất cả chúng ta, đã làm một hành động dũng cảm khi xin Chúa Giê-su cho đi trên mặt biển để đến với Chúa, nhưng niềm tin của ông không đủ mạnh. Sự sợ hãi xâm chiếm ông và ông bị chìm xuống. Chúa Giê-su đã phải nói với ông: “Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?” Và Ngài đã phải đưa tay ra đỡ ông lên thuyền.
Thật là thú vị khi nói tới hoàn cảnh của Phê-rô lúc này, người đã hoài nghi và cố gắng bước đi trên biển động, người đã chối Chúa những lại là người được chọn làm thủ lãnh Giáo Hội. Phê-rô sẽ có nhiệm vụ “ củng cố anh chị em mình trong đức tin”. Điều đó muốn nói với chúng ta rằng niềm tin của chúng ta không dựa trên các vị lãnh đạo của Giáo Hội, là những người phàm và yếu đuối, nhưng là trên chính Đức Ki-tô, là Đấng trao ban bình an cho cộng đoàn ki-tô giáo trải qua những giông tố của cuộc đời.
Đức tin là một cuộc chiến đấu chống lại những nghi ngờ và sợ hãi. Phêrô, là người đầu tiên của những kẻ tin, không được chọn vì những phẩm chất cá nhân. Sau tất cả những tuyên xưng đức tin của Ngài, chúng ta thấy Ngài đã bỏ chạy khi Ngài đã chối Chúa Giê-su ba lần: tôi không biết người này. Giữa những nghi ngờ và sợ hãi, vị tông đồ cả hôm nay đã cầu nguyện năn nỉ: “ Lạy Thầy, xin cứu con với”. Cũng như là mỗi chúng ta, vị Giáo Hoàng đầu tiên đã có một niềm tin mong manh, đầy nỗi sự hãi. Tuy nhiên, khi Đức Giê-su ở với Ngài, khi Chúa cầm lấy tay Ngài, Ngài đã cảm thấy sự an toàn. Trong thế giới đang quay cuồng này, Đức Ki-tô cũng đang có đó ở giữa những con giông tố bão bùng, Ngài vẫn là nguồn mạch của sự bình an.
trong một giây phút nào đó của đời sống, chúng ta không thấy tương lại, vì những thất bại, những căn bệnh hiểm nghèo, những tang tóc xẩy đến, những vấn đề gia đình và các khó khăn đủ loại. Trong bóng đêm đen như thế, chúng ta như đang ở trên con thuyền bị sóng đánh, dưới những cơn gió thổi ngược. Và Chúa Giê-su Ki-tô lại nhắc chúng ta: “ Thầy đây, đừng sợ, thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Ngài luôn giang tay nâng đỡ chúng ta khỏi bị vùi dập bởi những cơn sóng lớn. Vào buổi tối thứ Năm tuần Thánh, chính Chúa đã nói với các môn đệ rằng: Thầy đề lại bình an cho các con. Thầy ban bình an của Thầy cho các con, nhưng thầy không ban cho các con bình an như thế gian ban tặng. Tâm hồn các con đừng xao xuyến và sợ hãi.”
Vậy mỗi Chúa nhật, chúng ta lại có dịp tụ họp nhau tại Nhà thờ để cảm nghiệm sự hiện diện này của Chúa Ki-tô trong đời sống chúng ta và mỗi chúa nhật, Ngài sẽ nhắc chúng ta điều mà Ngài đã nói với các tông đồ trên mặt biển giông tố rằng: Can đảm lên, Thầy đây, Đừng sợ! Amen.